5 cách chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

5 cách chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Bệnh viêm loét dạ dày hiện nay rất phổ biến và đang trở thành ác mộng của nhiều người bởi căn bệnh này để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Trong bài viết này, bác sĩ Đa khoa bệnh viện Quốc tế sẽ đưa ra những cách chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng.

Viêm loét dạ dày là gì? 5 cách chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Những vết loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn thì cần đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị tốt nhất.

Dưới đây là 5 cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất:

Áp dụng mẹo dân gian

Điều trị đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian là sự lựa chọn của rất nhiều người bệnh khi bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Với các thành phần lành tính từ thiên nhiên, những bài thuốc dân gian có thể đẩy lùi cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng, hiệu quả an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc tây thông thường.

Một số bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày mà bạn có thể áp dụng: Sử dụng hỗn hợp mật ong và bột nghệ tươi, uống nước gừng ấm thường xuyên, dùng nha đam,…

Điều trị nội khoa

Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, để điều trị bệnh cần loại trừ vi khuẩn này và làm giảm mức độ axit trong dạ dày. Hiện nay, do vấn đề kháng thuốc lan rộng nên phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP đang được sử dụng phổ biến nhất là phác đồ 4: thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được yêu cầu ngừng sử dụng các thuốc NSAID để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng. Những tác dụng phụ này xuất hiện tạm thời và sẽ biến mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải các tác dụng phụ gây khó chịu cực độ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi liệu trình điều trị.

Khi được điều trị đúng cách, các triệu chứng của viêm loét dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dù vậy, người bệnh vẫn cần tiếp tục sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc. Điều này nhằm đảm bảo rằng vi khuẩn HP được loại bỏ hoàn toàn, ngăn tình trạng nhờn, kháng thuốc.

Phẫu thuật

Với liệu pháp điều trị nội khoa bằng các phác đồ như hiện nay, số bệnh nhân cần phẫu thuật đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày phức tạp. Đó là khi phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tích cực, các vết loét không lành lại và thường xuyên tái phát ở vị trí cũ hoặc các vết loét đã gây ra các biến chứng như: thủng dạ dày, chảy máu, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn di chuyển đến ruột non.

Một số phương pháp phẫu thuật thường gặp là:

– Thủ thuật cắt dây thần kinh phế vị

– Phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày

– Phẫu thuật cắt 1/2 dạ dày

– Phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày.

Thay đổi chế độ ăn uống

Việc thay đổi chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa vết viêm loét dạ dày phát triển. Những người có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày được khuyến khích ăn các thực phẩm có chứa vitamin C, lợi khuẩn, chất xơ, selen, kẽm. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, góp phần chống viêm, bảo vệ tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày trở nên khỏe mạnh.

Người bệnh không nên hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau đây để bệnh không phát triển nghiêm trọng hơn:

– Rượu bia và các thức uống có cồn: Rượu bia là nguyên nhân chính gây ra kích thích đường tiêu hóa, làm suy giảm sức khỏe tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến cáo người đang bị hoặc đang điều trị viêm loét dạ dày không được sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có cồn. Với người khỏe mạnh cũng không nên lạm dụng để hạn chế bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Hệ tiêu hóa cần thời gian để xử lý thức ăn có chứa dầu mỡ. Vì vậy, khi bạn đang bị viêm loét dạ dày, các bác sĩ khuyến khích không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ dễ kích thích hệ tiêu hóa dạ dày, làm ảnh hưởng đến các vết loét vốn có. Thay vào đó, người bệnh nên ăn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua,… giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Một trong những cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất đó là việc thay đổi chế độ sinh hoạt. Người bị viêm loét dạ dày cần chú ý xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh để rút ngắn quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.

Vận động và luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, duy trì sức khỏe ở mức ổn định. Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn uống đúng giờ để hỗ trợ điều hòa chức năng co bóp của dạ dày, hạn chế các cơn đau co thắt dạ dày.

Hút thuốc lá là một trong những thói quen không tốt cho sức khỏe. Thuốc lá ảnh hưởng lớn đến phổi và dạ dày. Theo các nghiên cứu cho thấy, người bị viêm loét dạ dày hút thuốc lá có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn so với người không sử dụng. Ngưng hút thuốc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mình và bảo vệ sức khỏe của người thân xung quanh.

Ngoài ra, người bệnh cần bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình. Hạn chế gặp phải các vấn đề căng thẳng, mất ngủ. Sự liên kết giữa thần kinh và hệ tiêu hóa sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Tổng hợp 5 cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất
Tổng hợp 5 cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Cần lưu ý gì khi điều trị viêm loét dạ dày?

Điều trị viêm loét dạ dày là một quá trình dài, cần có sự cố gắng rất nhiều của người bệnh. Luôn đảm bảo lối sống sinh hoạt lành mạnh, một thực đơn dinh dưỡng hợp lý và thói quen làm việc hiệu quả để duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Các bài thuốc dân gian khá lành tính, thường điều trị các vết loét dạ dày nhỏ. Tuy nhiên, để điều trị các vết loét dạ dày lớn, lâu dài và dứt điểm thì người bệnh cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ, không được tự ý điều trị tại nhà.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tây để điều trị viêm loét dạ dày tại nhà cần có sự chỉ định và kê đơn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa, tránh việc sử dụng không kiểm soát và lạm dụng thuốc.

Trường hợp bệnh nhân điều trị tại nhà có hiện tượng đau dạ dày nhiều hoặc có xuất huyết tiêu hóa thì người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác.

Những lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tại nhà
Những lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tại nhà

Bài viết đã đưa ra 5 cách chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nhất để người bệnh có thể tham khảo điều trị. Người bệnh có thể điều trị tại nhà với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi các cơn đau dạ dày xuất hiện nhiều hoặc các vết loét liên tục tái phát. Các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám chuyên sâu và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với tình trạng sức khỏe của bạn.