Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam dịch tễ Lao vẫn còn diễn biến phức tạp, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gắng nặng bệnh lao đa kháng thuốc.
Ảnh minh họa
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1.3 triệu người tử vong do lao, tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc cao3,5% trong số bệnh nhân mới và là 20% trong số bệnh nhân điều trị lại và có 13% đồng nhiễm lao/HIV.
Công việc đấu tranh phòng chống bệnh lao không của riêng ai, một cơ quan tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồngg của chính chúng ta bởi vì cuộc sống của tất cả mọi người. Bệnh lao là bệnh của xã hội, không phải của riêng ai. Chính vì vậy giúp một người chữa khỏi bệnh lao là giảm nguy cơ mắc lao cho chính mình, hay phát hiện được một người mắc lao là cứu sống một người và phòng cho mười người.
- Khái niệm về trực khuẩn lao:
– Loại vi khuẩn kháng cồn kháng acid;
– Trong điều kiện tự nhiên vi khuẩn tồn tại 3 – 4 tháng;
– Vi khuẩn bị chết sau 1.5 giờ dưới ánh nắng mặt trời (.35 độ) 2-3 dưới tia cực tím, sinh sản chậm 20 – 24h/ lần;
– Lao phổi là thể lao phổ biến nhất chiếm 80 – 85%.
- Nguyên nhân gây bệnh:
Lao không phải là bệnh di truyền, bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua không khí.
- Nguồn lây:
– Là người bệnh lao phổi ho, khạc, nói chuyện bắn vi khuẩn ra môi trường ( Hết lây khi điều trị thuốc lao> 2 tuần, xét nghiệm đờm trực tiếp AFB dương tính);
– Người nghi lao được coi là nguồn lây cho đến khi quy trình chẩn đoán kết thúc kết luận người đố không mắc lao;
– Các yếu tố nguy cơ nhiễm lao;
– Phụ thuộc vào hít chung bầu không khí với người bệnh ho khạc ra vi khuẩn( Mật độ, thời gian, chủ thể).
- Cơ chế lây truyền bệnh lao:
Bệnh lao lây qua đường hô hấp: Người bệnh ho, nói, khạc tạo ra những hạt nước bột rất nhỏ chứa đầy vi khuẩn lao bay lơ lửng trong không khí (Nói chuyện: 200 hạt nước bọt, Ho: 3.500 hạt nước bọt, Hắt xì hơi: 4.500 – 1.000.000 hạt nước bọt) người ta có thể hít phải những hạt này vào phổi và mắc bệnh. Những bệnh nhân trong đờm có vi trùng lao lây nhiều hơn, vi trùng lao có thể gây bệnh ở tất cả các bộ phận trong cơ thể. Người nhiễm lao có thể trở thành bệnh lao, tỷ lệ từ nhiễm lao trở thành mắc lao là 10% trong đời người cao nhất trong 24 tháng. (HIV + 10% năm) nhũng người sống gần bệnh nhân nguy cơ lây bệnh càng cao.
- Triệu chứng nghi ngờ mắc lao:
– Ho khạc kéo dài > 2 tuần điều trị kháng sinh không đỡ, có thể kèm theo:
– Ho ra máu;
– Đau ngực khó thở
– Sốt trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều;
– Gầy sụt cân;
Khi có các triệu chứng trên người bệnh cầnđi xét nghiệm đờm ngay;
Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao:
+ Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, nuôi cấy, chụp X quang tim phổi, xét nghiệm máu, sinh học phân tử, nuôi cấy nhanh, kỹ thuật miễn dịch.
- Cách phòng và chữa bệnh lao tại cộng đồng:
– Chữa lao đúng cách sẽ giảm lây một cách nhanh chóng thường chỉ 2 tuần, biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất là điều trị khỏi cho những bệnh nhân có lao phổi ho ra vi khuẩn lao.
– Tiệt trùng đờm, chăn chiếu bằng ánh náng mặt trời nhiệt độ 60 độ trong 20 phút vi khuẩn lao sẽ chết. Phơi dưới ánh nắng mặt trời là phương pháp đơn giản hiệu quả;
– Vệ sinh môi trường, nhà của thông thoán không khạc nhổ bừa bãi, dùng khăn giấy gom đờm đốt đi;
– Tuuoir cao yếu tố độc hại (Thuốc lá, bia rượu..) dinh dưỡng kém … là yếu tố làm bệnh nặng hơn;
– Tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh.
- Nơi chữa bệnh lao:
– Phòng khám lao tuyến huyện giúp khám, phát hiện, chẩn đoán bệnh lao, bệnh nhân được điều trị tại Trạm Y tế xã;
– Bệnh lao được miễm phí các chi phí: Thuốc, khám bệnh và xét nghiệm đờm.
Thông điệp gửi tới mọi người
Hãy chung tay phát hiện và điều trị lao miễn phí cho tất cả mọi người Việt Nam